Nội dung bài viết
Giới thiệu về CloudFlare
CloudFlare là gì?
Cloudflare là một công ty cung cấp dịch vụ mạng lưới phân phối nội dung (CDN), dịch vụ bảo mật internet và các giải pháp hiệu suất web. Dưới đây là một số tính năng và dịch vụ chính của Cloudflare:
Lợi ích khi sử dụng CloudFlare
- CDN (Content Delivery Network): Cloudflare sử dụng một mạng lưới các máy chủ trên toàn thế giới để lưu trữ và phân phối nội dung từ các trang web của khách hàng. Điều này giúp giảm thời gian tải trang web và cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách phân phối nội dung từ máy chủ gần nhất với người dùng.
- Bảo mật web: Cloudflare cung cấp các giải pháp bảo mật để bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công mạng, bao gồm DDoS (Distributed Denial of Service), tấn công SQL injection, và nhiều loại tấn công khác.
- Tối ưu hóa hiệu suất web: Cloudflare cung cấp các công cụ tối ưu hóa để cải thiện tốc độ và hiệu suất của trang web, chẳng hạn như nén hình ảnh, tối ưu hóa mã HTML, CSS, JavaScript, và phân phối nội dung theo yêu cầu.
- DNS (Domain Name System): Cloudflare cung cấp dịch vụ DNS nhanh và an toàn, giúp cải thiện tốc độ truy cập trang web và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công DNS.
- SSL/TLS: Cloudflare cung cấp chứng chỉ SSL/TLS miễn phí và dễ dàng cấu hình, giúp bảo mật kết nối giữa người dùng và trang web.
Hạn chế của CloudFlare
Hoạt động của website phụ thuộc hoàn toàn vào CloudFlare. Tức là nếu Server CloudFlare bị down thì việc truy xuất vào website của bạn sẽ bị gián đoạn theo. Trong quá khứ từng có trường hợp một vài máy chủ CloudFlare bị lỗi khiến hàng ngàn website liên quan không vào được.
Một số trường hợp, tường lửa (Firewall) của máy chủ nơi đặt website bạn hiểu lầm và nghi ngờ địa chỉ IP của CloudFlare là tấn công, thì tường lửa sẽ chặn IP CloudFlare và lúc này website sẽ không thể truy cập.
Nếu website có máy chủ đặt tại Việt Nam, khách truy cập phần lớn đến từ Việt Nam, thì việc sử dụng CloudFlare sẽ làm chậm đi tốc độ tải trang rõ rệt vì lúc này kết nối sẽ phải đi từ Việt Nam đến DNS Server của CloudFare, rồi mới trả kết quả về Việt Nam. Thêm nữa là ở Việt nam, tình trạng đứt cáp quang hướng quốc tế liên tục xảy ra sẽ làm cho việc kết nối đến máy chủ CloudFare (ở nước ngoài) chậm hoặc gây lỗi.
Vử dụng CloudFlare phiên bản miễn phí vẫn có nhiều giới hạn về chức năng và có hiện tượng downtime. Do đó, nếu đủ điều kiện bạn nên sử dụng phiên bản CloudFlare Pro hoặc Doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng cao hơn.
Nên sử dụng CloudFlare khi nào?
AZDIGI khuyên các bạn chỉ nên sử dụng CloudFlare trong các trường hợp:
- Website đặt tại máy chủ nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở Việt Nam hoặc lượng traffic toàn thế giới.
- Cần ẩn địa chỉ IP máy chủ để tăng cường bảo mật.
- Tiết kiệm tài nguyên băng thông cho máy chủ và tăng tốc tải trang cho website.
- Sử dụng SSL miễn phí của CloudFlare.
- Với nhu cầu sử dụng giao thức HTTP/2, HTTP/3, SPDY, IP-Geolocation, chống Spam/DDoS, Firewall.v.v
Hướng dẫn sử dụng CloudFlare
1. Đăng ký tài khoản CloudFlare
Để sử dụng CloudFlare bạn cần đăng ký tài khoản như sau
- Truy cập vào https://www.cloudflare.com , click chọn Sign Up.
- Thông tin bạn cần điền là Email/Password , click chọn Create Account.
- Sau khi đăng ký thành công bạn có thể Log in để sử dụng.
2. Cấu hình website với CloudFlare
Bước 1: Thêm website
- Tại giao diện CloudFlare , click chọn Add Site
- Nhập tên miền của bạn , chick chọn Add Site
Bước 2: Chọn Plan
- Tại đây bạn chọn Plan phù hợp, click chọn Continue.
- Tiếp đó sẽ chuyển tiếp đến phần Review DNS records , tại đây CloudFlare sẽ check các bản ghi (record) mà tên miền này đang sử dụng và tự động cập nhật lên CloudFlare. Sau khi check xong bạn click chọn Continue.
Bước 3: Thay đổi nameservers cho tên miền
- Tại đây CloudFlare sẽ yêu cầu các bạn sử dụng cặp Nameservers của CloudFlare (mục 4) để thay thế cho cặp Nameservers mặc định của tên miền (mục 3). Để thay thế thì các bạn truy cập vào quản trị tên miền của mình => vào phần Nameserver => và thay thế bằng Nameservers của CloudFlare.
- Sau khi đã đổi Nameserver, bạn nhấn vào Done, check nameservers . Việc còn lại là bạn chờ Nameserver cập nhật, việc cập nhật nhanh hay chậm tùy vào mỗi tên miền.
- Thông thường sau khoảng 5-10 phút thì bạn sẽ nhận được Email Active từ CloudFlare như hình.
- Và ở CloudFlare sẽ hiển thị thông báo kết nối website thành công.
Chúc bạn thực hiện thành công.